Phong tục cưới hỏi của các dân tộc Việt Nam chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, truyền thống nổi bật. Trong đó có một số nghi lễ, tập tục lạ mà ai cũng muốn được khám phá. Những nét độc đáo trong văn hóa của các dân tộc luôn là điều thu hút khách du lịch. Hãy cùng tìm hiểu qua một số phong tục cưới hỏi của các dân tộc Việt Nam.
Tổ chức đám cưới 2 lần. Đây là phong tục của người Hà Nhì sinh sống ở vùng đất giáp ranh Lai Châu và Lào Cai. Trai gái dân tộc này được tự do kết hôn. Nếu gia đình hai bên đồng ý thì sẽ tổ chức đám cưới cho cả hia. Nhà chú rể sẽ làm cỗ mời họ hàng và bà con trong xóm đến dự tiệc để chúc mừng cho hôn nhân của đôi bạn trẻ. Đây là lần cưới đầu tiên. Về sau, gia đình có kinh tế hơn chú rể sẽ phải tự tổ chức đám cưới để cưới vợ mình lần thứ hai.
Tổ chức ăn hỏi hai lần mới được kết hôn. Với người Dao đỏ chuyện kết hôn là chuyện hệ trọng nhất trong cuộc đời. Vì vậy, phong tục cưới hỏi của họ cũng rất đặc biệt. Trong lần ăn hỏi đầu tiên nhà trai sẽ mang sang nhà gái một đồng bạc. Lần ăn hỏi này dù nhà gái đồng ý hay không cũng sẽ trả lại đồng bạc. Đến lần ăn hỏi thứ hai nếu đồng ý thì mới được nhận lại đồng bạc.Sau khi hoàn thành hết hai lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt mang lễ vật sang rước cô dâu về.
Cùng họ thì không được phép kết hôn. Có thể nói đây là phong tục cưới hỏi của các dân tộc Việt Nam mà vẫn được duy trì đến ngày nay. Rất nhiều dân tộc ở Việt Nam không cho phép trai gái cùng họ được lấy nhau dù cho họ xa bao nhiêu đi nữa. Vì đối với những dân tộc này, nếu đã có chung họ với nhau chứng tỏ có cùng nguồn gốc tổ tiên, coi nhau như họ hàng. Mà anh em họ hàng thì không được phép lấy nhau.
Phong tục cưới hỏi của dân tộc Việt Nam tuy có nhiều nét đẹp nhưng cũng có những tập quán cổ hũ cần phải loại bỏ để trở thành những văn hóa đẹp nhất.